-->
Ban đang đọc bài: "CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN".
Số bài nhận xét : 0 nhận xét
Nhãn:
Ngày đăng: Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013.

Thời gian

Hôm nay:

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN


XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ, CHI PHÍ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ
16. Nguyên tắc xác định các khoản chi phí được trừ khi tính toán thu nhập chịu thuế TNDN được quy định như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 1 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
17. Xác định phần giá trị tổn thất do thiên tai,dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được tính vào chi phí được trừ như thế nào, thủ tục hồ sơ gì?
v        Theo quy định tại điểm 2.1a  Điều 6 Thông tư123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai,dịch bệnh, hoả hoạn  và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổnggiá trị tổn thất trừ phần bồi thường do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật.
a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh,hoả hoạn.
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hoá bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hoá tổn thất phảixác định rõ giá trị tài sản, hàng hoá bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hoá có thể thu hồi được (nếucó); bảng kê xuất nhập tồn hàng hoá bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường,Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấpnhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm củatổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
18. Thủ tục hồ sơ để hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường thì được tính vào chi phí quy định như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.1b Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
b) Hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng dothay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên không được bồi thường  thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bịhư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếpquản lý giải trình về  hàng hoá bị bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên.
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hoá bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hoá hư hỏng phải xác địnhrõ giá trị hàng hoá bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hoá có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hoá bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
19. Thời gian gửi hồ sơ và việc lưu trữ, báo cáo hồ sơ liên quan đến giá trị hàng hóa tổn thất được quy định như thế nào?
v     Theo quy định tại điểm 2.1c Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
c) Doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý vănbản giải trình về tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn; hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên không được bồi thường chậm nhất khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm xảy ra tài sản, hàng hóa bịtổn thất, bị hư hỏng. Các hồ sơ khác (bao gồm Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hoá bị tổn thất, bị hư hỏng; Văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế; Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có); Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có) và các tài liệu khác)được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
20. Chi phí khấu hao tài sản cố định không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế?
v     Theo quy định tại điểm 2.2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh  hàng hoá, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việctại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhàvệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo,nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề;bể chứa nước sạch, nhà để xe, xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư, xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định  khôngcó giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cốđịnh thuê mua tài chính).
c) Chi  khấu hao đối với tài sản cố định khôngđược quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của BộTài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
g) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
21. DN thực hiện thông báo phương thức trích khấu hao TSCĐ, trích khấu hao nhanh, xử lý khấu hao khi thay đổi nguyên giá đánh giálại…khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập được quy định như thế nào?
v     Theo quy định tại điểm 2.2 d Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng vớicơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hànhcủa Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện).
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu haoxác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí được trừ theo giá đánh giálại.
Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó.
Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển,… không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 2 năm.
22. Việc trích khấu hao đối với ô tô, tàu bay dân dụng và du thuyền người quy định như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.2 e Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng  và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 01/01/2009 trở đi (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch.
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanhvận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn và được cấp phép kinh doanh quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn.
Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng,du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, du lịch.
Vídụ: Năm 2012 tổng công ty KD thương mại mu axe ô tô 5 chỗ ngồi phục vụ lãnh đạo, giá mua chưa có thuế GTGT là 3 tỷđồng, thuế GTGT 10% là 300tr đồng. lệ phí trước bạ 15% là 450tr đồng…
Đơn vị được khấu trừ thuế GTGT đầu vào 160tr dg, phần thuế GTGT không được khấu trừ là 140tr đồng được tính vào nguyên giá TSCĐ.
Theo đó nguyên giá TSCĐ của xe ô tô là 3,590 tỷ đồng ( 3 tỷ +140tr + 450tr), nhưng đơn vị chỉ được trích KHTSCĐ vào chi phí tính thuế phần nguyên giá 1,6 tỷ đồng.
Giả dụ: Thời gian  trích khấu hao là 10 năm thì tiền KHTSCĐ thực trích là 363,5tr.Như vậy phần chênh lệch trích KH thực trích với KH hạch toán vào chi phí là203,5 tr/năm đơn vị phải hạch toán vào thu nhập sau thuế.
23. Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh, vừa sử dụng cho mục đích khác quy định như thế nào?Trường hợp trụ sở, văn phòng, nhà xưởng, của hàng kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức cá nhân thì có được trích khấu hao không?
v     Theo quy định tại điểm 2.2 h Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
h) Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng chosản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhàxưởng, cửa hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong khu công nghiệp) doanh nghiệp chỉ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ theo đúng mức trích khấu haotài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếuđáp ứng các điều kiện sau:
- Có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính chính xác của hợp đồng.
- Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàngiao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp .
- Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toántheo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.
24. Việc trích khấu hao đối với TSCĐ tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ, sửa chữa, bảo dưỡng quy định như thế nào?
v     Theo quy định tại điểm 2.2i Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
i) Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theođịnh kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý docủa việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.
25. Quyền sử dụng đất lâu dài, quyền sử dụng đất có thời hạn có được trích khấu hao hay không?
v     Theo quy định tại điểm 2.2.k Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao vàphân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theoquy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đượcphân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyềnsử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyêngiá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đấtđược xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bất động sản (tài sản) phù hợpvới giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liềnvới quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản.
26. Chi phí tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng và việc thông báo cho cơ quan thuế mức tiêu hao được xác định như thế nào?
v     Theo quy định tại điểm 2.3 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiênliệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất,kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩmvà lưu tại doanh nghiệp đồng thời xuất trình đầy đủ với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
Riêng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế quản lý trựctiếp trong thời hạn 03 tháng đầu năm hoặc 03 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh (đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc trường hợp doanh nghiệp có bổ sung sản xuất những sản phẩmmới mà sản phẩm này thuộc diện phải thông báo định mức nhưngchưa  được thông báo). Danh mục định mức chính của những sản phẩm chủyếu của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định.
Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thông báo với cơ quan thuế thì phải thông báo lại cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết.Thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệptheo quy định của năm quyết toán. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu,nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theođịnh mức của Nhà nước đã ban hành. Trường hợp doanh nghiệp không thông báo định mức cho cơ quan thuế đúng thời hạn quy định thì cơ quan thuế khi thanh tra,kiểm tra có quyền ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá. Việc ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu,hàng hoá được căn cứ theo pháp luật về quản lý thuế.
27. Việc hạch toán hàng hóa,dịch vụ  không có hóa đơn, được phép lập bảng kê để được hạch toán vào chi phí được trừ, không được trừ như thế nào, việc xác nhận giá cả mua vào?
v        Theo quy định tại điểm 2.3 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hànghoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; muasản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song,mây,  rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; mua đất,đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.
Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của  doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
BẢNG KÊ THU MUA HÀNG HOÁ, DỊCHVỤ
MUA VÀO KHÔNG CÓ HOÁ ĐƠN
(Ngày.......tháng..... năm.........)
Mã số thuế: 

- Tên doanh nghiệp:..................................................  
................................................................................................ 
- Địachỉ:...............................................................................................................
- Địa chỉ nơi tổ chức thumua:...............................................................................
- Người phụ trách thu mua:...................................................................................

Ngày tháng
năm
mua hàng

Người bán
Hàng hoá mua vào
Ghi chú
Tên người bán
Địa chỉ
Số CMT   nhân dân
Tên mặt hàng
Số lượng
Đơn giá
Tổng giá thanh toán
1
2
3
4
5
6
7
8
9

- Tổng giá trị hàng hoá mua vào:        ..............................................................                                                 
                                                                                                Ngày......tháng... năm 201..
  Người lập bảngkê                                                       Giámđốc doanh nghiệp
   (Ký, ghi rõ họtên)                                                           (Kýtên, đóng dấu)
Ghi chú:
- Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên  màđơn vị mua của người bán không có hoá đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng. Hàng hoá mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị cácmặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMTND của người bán và ký nhận củabên bán và bên mua.
- Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Doanh nghiệp lậpbảng kê tổng hợp chung của các trạm.
28. Việc hạch toán chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được quy định như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.5a Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
a)         Chi tiền lương,tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ  nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
29) Khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam;tiền nhà được trả cho người lao động được hạch toán vào chi phí phải đáp ứng những điều kiện gì?
v        Theo quy định tại điểm 2.5b Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
b) Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ  cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng vàmức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước laođộng tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chếthưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông được doanh nghiệp trả cótính chất tiền lương, tiền công, khoản chi này không trái với các quy định của phápluật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanhnghiệp.
- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký  với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công,không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanhnghiệp.
30. Thời gian chi trả tiền lương,tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động để được hach toán vào chi phívà việc trích lập quỹ dự phòng quỹ tiền lương được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại điểm 2.5c Điều 6Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phảitrả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sungvào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định  nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thựchiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đãchi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theoquy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khitrích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không đượctrích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dựphòng tiền lương nhưng đến ngày 31/12 của năm sau doanh nghiệp chưa sử dụnghoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải  ghi giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ 7: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2011 DNA  có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày31/12/2012, DN A  mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2011là 7 tỷ đồng thì DN A phải ghi giảm chi phí tiền lươngnăm sau (năm 2012) là 3 tỷ đồng (10 tỷ  – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyếttoán năm 2012 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì  tiếp tục trích lậpquỹ dự phòng tiền lương theo quy định.
31. Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH 1 thành viên, thù lao trả cho các sang lậpviên được xử lý như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.5d Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân,chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viêncủa hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hànhsản xuất, kinh doanh.
32. Khoản chi trang phục bằng hiện vật, bằng tiền cho người lao động được quy định như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.6 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.6. Phần chi trang phục bằng hiện vậtcho người lao động không có hoá đơn, chứng từ;  phần chi trang phụcbằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền vàhiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thìchi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
33. Tiền ăn ca được hạch toán vào chi phí như thế nào?
Theo nguyên tắc, DN hạch toán vào chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt độngsản xuất kinh doanh và có HĐCT, theo đó DN được tính vào chi phí được trừ khoản tiền ăn giữa ca bằng tiền, bằng hiện vật nếu có thực chi trả và khoản chi nàycó đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Đối với DNNN mức ăn giữa ca theo quy định của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn thực hiệnchế độ ăn giữa ca áp dụng đối với DNNN. Theo quy điịnh về thuế TNCN, DN thuộc mọi loại hình kinh tế, nếu mức chi ăn ca chi bằng tiền, vượt quá mức quy địnhcủa bộ LĐTB&XH quy định đối với DNNN thì phần vượt đó phải chịu thuế TNCN.
Vídụ: TT số 12/2011/TT-BLĐTB&XH ngày26/4/2011 quy định tiền ăn giữa ca cho người lao động làm việc tại DNNN từ ngày15/6/2011 không quá 620.000 đ/tháng, phần chi bằng tiền trên 620.000 đ/tháng phải chịu thuế TNCN
34. Chi thưởng sang kiến, cải tiến mà DN không có quy chế quy định cụ thể thì có được tính vào chi phí không?
v        Theo quy định tại điểm 2.7 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.7. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến màdoanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cảitiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
35.Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép, chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài dược tính vào chi phí như thế nào?
Theoquy định tại điểm 2.8 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tàichính, không được tính vào chi phí:
2.8. Chi  phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp chongười lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vàochi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp cókhoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay(boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
36. Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vàochi phí được trừ là những khoản nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.9a Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
a) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chiphí được trừ bao gồm:
- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trongtrường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quyhoạch phát triển của doanh nghiệp.
Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiềnlương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).
- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viêndạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.
- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.
- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợpvì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho conbú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm màlao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
37. Các khoản phụ cấp cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ là những khoản nào?
v     Theo quy định tại điểm 2.9b Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
b) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số  được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học);tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.
38. Các khoản trích nộp các quỹ BHBB, KPCĐ, trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, chi đóng gói hiệp hội được tính không vào chi phí như thế nào?
v     Theo quy định tại điểm 2.10; 2.11; 2.12 Điều 6 Thông tư123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính, không được tính vào chi phí:
2.10. Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định; phần tríchnộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định.
2.11. Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật được phép trích lập quỹ dựphòng trợ cấp mất việc làm);  khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành.
2.12. Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.
Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá  mức quy định của Hiệp hội.
39. Chi trả tiền điện nước trong trường hợp DN đi thuê nhà, chứng từ chi trả là tên bên cho thuê địa điểm thì có điều kiện gì để tính vào chi phí?
v        Theo quy định tại điểm 2.13 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.13. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp  điện,nước không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN)  kèm theo các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinhdoanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp vớisố lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
BẢNG KÊ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN,NƯỚC
(Ngày......tháng..... năm .........)
Mã số thuế: 

- Tên doanhnghiệp:....................................................   
................................................................................................ 
- Địachỉ:...............................................................................................................
- Tên chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinhdoanh:....................................
..............................................................................................................................
- Địa chỉ thuê:......................................................................................................
Hóa đơn GTGT  thanh toán tiền điện, nước với đơn vị cung cấp
Chứng từ thanh toán tiền điện, nước thực tế Doanh nghiệp sử dụng
Số hóa   đơn 
Ngày
Tháng năm
Đơn vị
cung cấp
Sản lượng điện, nước tiêu thụ
Thành tiền

Số chứng   từ
Ngày  tháng năm 
Sản lượng  điện, nước tiêu thụ
Thành tiền
- Tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT):................................................                                             
                                                                                                Ngày......tháng... năm 20..
  Người lập bảngkê                                                      Giámđốc doanh nghiệp
   (Ký, ghi rõ họtên)                                                           (Kýtên, đóng dấu)
40. Khoản chi phí thuê TSCĐ nào không được hạch toán vào chi phí?
v        Theo quy định tại điểm 2.14 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.14. Phần chi phí thuê tài sản cố địnhvượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
Ví dụ : Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm vớisố tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tàisản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồngkhông được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sảntrong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa khôngquá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua vàsử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ,nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh... thì các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 03 năm.
41. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh củađối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế được hạch toán vào chi phí như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.15 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.15. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinhdoanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượtquá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Theo đó nếu doanh nghiệp vay của các tổ chức tín dụng và của các tổ chức kinh tế (các DN, các đơn vị hoạt động sảnxuất kinh doanh) thì sẽ được hạch toán theo lãi suất thực tế. Nếu vay của các đơn vị, tổ chức koong kinh doanh, vay của cá nhân chỉ được hạch toán vào chi phí không quá 1,5 lần mức lãi suất cơ bản do NHNN VN công bố
42. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chitrả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu có được hạch toán vào chi phí hay ko?
v        Theo quy định tại điểm 2.16 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốnđiều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Theo đó, phần lãi tiền vay để góp vốn điều lệ không đượchạch toán vào chi phí. Đồng thời phần chi trả lãi tiền vay trong quá trình sảnxuất kinh doanh của đơn vị tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu tương theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN cũng ko được trừ khi xác định chi phí tính thuế TNDN.
Ví dụ: DN A đăng lý vốn điều lệ là 100 tỷ, DN chỉ huy động đc 60 tỷ, còn 40 tỷ phải đi vay NH để góp đủ vốn điều lệ là 100 tỷ. toàn bộ khoản trả lãi tiền vay tương ứng với việc chi trả cho 40 tỷ vốn điều lệ thiếu phải đi vay NH ko đc hạch toán vào chi phí.
43. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa,công trình xây lắp nào ko được tính vào chi phí?
v        Theo quy định tại điểm 2.17 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.17. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính,dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, côngtrình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng không được tính vào chi phí.
44. Việc trích lập các khoản dự phòng được áp dụng theo những nguyên tắc nào?
v        Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày7/12/2009 của Bộ tài chính:
Điều 3. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng.
1.Các khoản dự phòng nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này được trích trướcvào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch,nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường vàgiá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
2.Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm.Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khácvới năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thờiđiểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.
Đốivới các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tàichính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
3.Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hóa, quy chế phảixác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quảnlý hàng hóa, thu hồi công nợ.
Nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi trốn thuế theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành.
4.Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính,các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này và vănbản pháp luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kếtvới khách hàng.
Thànhphần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng, các trưởngphòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng giám đốc (hoặcGiám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.
45. Trích, lập và sử dụng khoản dự phòng giảm gia hàng tồn kho được quy định như thế nào?
v     Theo quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009của Bộ tài chính:
*  Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
*  Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư,hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
-Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
-Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.
*Phương pháp lập dự phòng:
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa
=
Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính
x
Giá gốc hàng tồn   kho theo   -sổ kế toán 
-
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) làgiá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm vàchi phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toánvào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ)của doanh nghiệp.
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
*Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần cóthể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các quy định tại điểm 1, điểm 2 Điều này.
-Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàngtồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
-Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giáhàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ.
-Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồnkho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán.
*Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:
a)Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:
Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoảnchênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý(do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).
b)Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị)hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, cácbằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư,hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đếnsố vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sởhữu và trước pháp luật.
c)Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
46. Trích, lập và sử dụng khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính được quy định như thế nào?
v        Theo quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009của Bộ tài chính:
Điều 5. Dựphòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.
1.Đối với các khoản đầu tư chứng khoán:
a)Đối tượng: là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau:
-Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của phápluật.
-Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tàichính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.
Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các chứng khoánbị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếu quỹ thì không được lập dự phòng giảm giá.
Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các công ty chứng khoán,công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện theo quy định riêng.
b)Phương pháp lập dự phòng:
Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:    
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
=
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính
x
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán 
-
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường
-Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường đượctính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giágiao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.
-Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:
+Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các côngty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng.  
+Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.
Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
-Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toángần nhất.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
c)Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giáso với giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì phải trích lập dự phòng theo cácquy định tại tiết b điểm 1 Điều này;
Nếusố dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng;
Nếusố dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch.
Nếusố dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.
2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
a)Đối tượng: là các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khácđược thành lập theo quy định của pháp luật như công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh… và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bịlỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).
b)Phương pháp lập dự phòng:
Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:
 Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính  
=
Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức ktế
-
Vốn chủ sở hữu thực có
x
Số vốn đầu tư của doanh nghiệp
Tổng số vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế
Trongđó:
-Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411và 412 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
-Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tàichính).
Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
c)Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thấtdo tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng tổn thất các đầu tư tài chính theo các quy định tại tiết b điểm 2 Điều này;
Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng,thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính;
Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp tríchthêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch.
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.
47. Trích, lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được quy định như thế nào?
v        Theo quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009của Bộ tài chính:
Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
1.Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
-Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý nhưmột khoản tổn thất.
-Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợhoặc các cam kết nợ khác.
+Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty,doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phásản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơquan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
2.Phương pháp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
-Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
-Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vàotình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn,đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành ánhoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để tríchlập dự phòng.
-Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
3.Xử lý khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi
-Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
-Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khóđòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
-Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khóđòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lýdoanh nghiệp.
4.Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
a)Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
-Đối với tổ chức kinh tế:
+Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.
-Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với ngườinợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mấttích nhưng không có khả năng trả nợ.
+Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.
b)Xử lý giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Tổnthất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợphải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…).
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
c)Thủ tục, hồ sơ về xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi
-Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế(sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
-Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặccác tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tàiliệu liên quan.
-Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
d)Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thànhviên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc(đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thựchiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.
48. Trích, lập và sử dụng khoản bảo hành sản phẩm,hàng hóa, công trình xây lắp được quy định như thế nào?
v     Theo quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009của Bộ tài chính:
Điều 7. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp: là dự phòng chi phí chonhững sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người muanhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợpđồng hoặc cam kết với khách hàng.
1.Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trìnhxây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.
2.Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm,hàng hóa, công trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp.
Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán:
-Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa khi trích lập hạch toán vào chi phí bán hàng.
-Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
3.Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành;
Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành,thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí bán hàng đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa hoặc chi phí sản xuất chung đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp của doanh nghiệp phần chênh lệch này.
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp hoàn nhập phần chênh lệch:
-Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa ghi giảm chi phí bán hàng.
-Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp hạch toán vào thu nhập khác.
Hếtthời hạn bảo hành, nếu không phải chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiềndự phòng đã trích lập, số dư còn lại được hoàn nhập theo nguyên tắc trên.
49. Các khoản trích trước theo kỳ hạn mà đến ký hạn chưa chi hoặc chi không hết có được tính vào chi phí hợp lý ko? DN có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì có được trích trước ko?
v        Theo quy định tại điểm 2.18 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.18. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ  mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặcchi không hết.
Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã hạch toán doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước và đã hạch toán toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền)và các khoản trích trước khác.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xácđịnh chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinhlớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chiphí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợpđồng.
Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chukỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phíhàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này.
50. Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng,môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị được quy định như thế nào?
v                      Theo quy định tại điểm 2.19 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.19. Phần chi vượt quá 10% tổng số chiđược trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thành lập mới là phầnchi vượt quá 15% tổng số chi được trừ trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
Mức giới hạn chi phí được trừ không vượt quá 15% trong 3 năm đầu không áp dụng đối với doanh nghiệpđược thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thứcdoanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.
51. Khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới và những khoản chi nào ko bị khống chế 10%?
v        Theo quy định tại điểm 2.19 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm:
- Khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng hóa,dịch vụ đúng giá.
- Khoản hoa hồng trả cho nhà phân phối của các công ty bán hàng đa cấp. Đối với tổ chức nhận được khoản hoa hồng thì phải kê khai tínhvào thu nhập chịu thuế, đối với cá nhân nhận được hoa hồng thì phải  khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả thu nhập.
- Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) như: Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thuthập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chứchội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chiphí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.
- Chi báo biếu, báo tặng cho các đối tượng là người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh; cán bộ, chiến sĩ ở hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
52. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giálại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản được tính vào chi phí như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.20 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.20. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định thực hiện theo hướng dẫn tạiThông tư của Bộ tài chính về xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp.
53. Chi tài trợ cho giáo dục đúng đối tượng được tính vào chi phí và hồ sơ xác định những gì?
v        Theo quy định tại điểm 2.21 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.21. Chi tài trợ cho giáo dục không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoảntài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường;Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại LuậtGiáo dục trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật; Tài trợ cho các cuộc thivề các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm:  Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vịnhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này); kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
                        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHOGIÁO DỤC
Chúng tôi gồm có:
            Tên doanhnghiệp [đơn vị tài trợ]:
           Địachỉ:                          Sốđiện thoại:                             
 Mã số thuế:
           Tên cơ sởgiáo dục/Học sinh, sinh viên/Cơ quan, tổ chức (đơn vị nhận tài trợ):
           Địachỉ:                               Sốđiệnthoại:                  
           Mã sốthuế (nếu có):
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cơ sởgiáo dục, học sinh, sinh viên] nhằm mục đích:
            -Tài trợ cho trường học q
          - Tài trợ thiếtbị phục vụ việc giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học q
- Tài trợ học bổng q
          - Tổ chức cuộcthi....q
            Vớitổng giá trị của khoản tài trợ là ..........
Bằng tiền:..............
Hiện vật:................quy ra trị giáVND:.......................
Giấy tờ có giá ..................quy ra trị giáVND.....................
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ).  
[Tên cơ sở giáo dục; tên học sinh, sinh viên; cơ quan, tổchức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tàitrợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xinchịu trách nhiệm trước pháp luật.
            Biênbản này được lập vào hồi ... tại .............ngày ...tháng...   năm .... và được lập thành.....bản như nhau, mỗi bêngiữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ
Giám đốc cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)
54. Chi tài trợ cho y tế đúngđối tượng quy định có được tính vào chi phí ko, hồ sơ quy định?
v        Theo quy định tại điểm 2.22 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.22. Chi tài trợ choy tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xácđịnh khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế  mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thườngxuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định củapháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền(nếu tài trợ bằng tiền).
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO Y TẾ
Chúngtôi gồm có:
            Doanhnghiệp (đơn vị tài trợ):
          Địachỉ:                                                               Sốđiện thoại:                             
Mãsố thuế:
          Têncơ sở y tế /đơn vị nhận tài trợ:
          Địachỉ:                                                               Sốđiện thoại:                  
          Mãsố thuế (nếu có):
            Cùngxác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cơ sở y tế/ đơn vị nhận tài trợ]:
            - Tài trợ chocơ sở y tế q
          - Tài trợ thiếtbị y tế, dụng cụ y tế, thuốc q
- Tài trợ bằng tiền q
            Vớitổng giá trị của khoản tài trợ là ..........
Bằng tiền:..............
Hiện vật:................quy ra trị giáVND:.......................
Giấy tờ có giá ..................quy ra trị giáVND.....................
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ).  
[Tên cơ sở y tế/đơn vị nhận tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
            Biênbản này được lập vào hồi ... tại .............ngày ...tháng...   năm .... và được lập thành.....bản như nhau, mỗi bêngiữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ
Giám đốc doanh nghiệp

55. Chi việc khắc phục hậu quả thiên tai đúng đối tượng quy định có được tính vào chi phí ko? Hồ sơ quy định?
v        Theo quy định tại điểm 2.23 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.23. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc khôngcó hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chứcđược thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hạido thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm:  Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền(nếu tài trợ bằng tiền).
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN XÁCNHẬN TÀI TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Chúng tôi gồm có:
Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):
          Địachỉ:                                                               Sốđiện thoại:                             
Mã số thuế:
          Bên nhận tàitrợ [Tên đơn vị nhận tài trợ hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tàitrợ]:
          Địachỉ:                                                               Sốđiện thoại:                  
          Mã số thuế (nếucó):
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [đơn vịnhận tài trợ] để khắc phục hậu quả thiên tai:........
            Vớitổng giá trị của khoản tài trợ là ..........
Bằng tiền:..............
Hiện vật:................quy ra trị giáVND:.......................
Giấy tờ có giá ..................quy ra trị giáVND.....................
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ).
           
[Tên đơn vị nhận tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
            Biênbản này được lập vào hồi ... tại ... .........ngày ...tháng...   năm .... và được lập thành.....bản như nhau, mỗi bêngiữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)
56. Chi tài trợ làm nhà tìnhnghĩa cho người nghèo được tính vào chi phí và hồ sơ quy định như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.24 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.24. Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định củaThủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xâynhà tình nghĩa cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổchức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo gồm:  Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan,tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDNban hành kèm theo Thông tư này); văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địaphương; kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng  tiền)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ XÂYNHÀ TÌNH NGHĨA
Chúng tôi gồm có
Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):
          Địachỉ:                                                               Sốđiện thoại:                             
Mã số thuế:
          Bên nhận tàitrợ: [Tên cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ]
          Địachỉ:                                                               Sốđiện thoại:                  
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cá nhân,tổ chức] để xây nhà tình nghĩa.
            Vớitổng giá trị của khoản tài trợ là ..........
Bằng tiền:..............
Hiện vật:................quy ra trị giáVND:.......................
Giấy tờ có giá ..................quy ra trị giáVND.....................
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ).  
[Tên cá nhân hưởng tài trợ hoặc tổ chức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệmtrước pháp luật.
            Biên bản này được lập vào hồi ... tại ... .........ngày ...tháng...   năm .... và được lập thành.....bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)
57. Chi quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại VN được tính vào chi phí như thế nào? Căn cứ để xác định?
v        Theo quy định tại điểm 2.25 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.25. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo công thức sau:

Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế


=

Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế
--------------------------------
Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế


x


Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế.
Các khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ được tính từ khi cơ sở thường trú tại Việt Nam được thành lập.
Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ởnước ngoài là báo cáo tài chính của công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của công ty ở nướcngoài,  chi phí quản lý của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quảnlý công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chếđộ kế toán, hoá đơn, chứng từ; chưa thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do côngty ở nước ngoài phân bổ.
58. Các khoản chi được bù đắpbằng nguồn kinh phí khác; chi từ từ phát triển khoa học và công nghệ của DN có được hạch toán vào chi phí không?
v        Theo quy định tại điểm 2.26 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.26. Các khoản chi được bù đắp bằngnguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ của doanh nghiệp.
Theo đó, các khoản chi này không được hạch toán vào chi phí khi xác định thu nhập tính thuế TNDN.
59.Các khoản chi ko tương ứng với doanh thu tính thuế và khoản chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại DN được xử lý như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.27 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.27. Các khoản chi không tương ứng vớidoanh thu tính thuế.
Trường hợp doanh nghiệp có các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc theo hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhâp chịu thuế.
60. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính có được tính vào chi phí ko?
v        Theo quy định tại điểm 2.29 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.29. Các khoản tiền phạt về vi phạmhành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh,vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Vídụ: tiền phạt chậm nộp tiền thuế, vi phậm về chế độ bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thong đều ko được tính vaò chi phí.
61. Các khoản chi từ thiện, chi ủng hộ các tổ chức xã hội, chi mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn có được hạch toán vào chi phí hay ko?
v        Theo quy định tại điểm 2.30 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
Chi về đầu tư  xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định; chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ cácđoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo; chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn. Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này đượctính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Theo đó, các khoản chi đóng góp quỹ chất độc da cam, hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồcôi, cơ nhỡ; các khoản chi ủng hộ các phong trào văn hóa, thể thao đều ko được tính vào chi phí tính thuế.
62. Chi đầu tư XDCB trong giai đoạn đầu tư để hình thành TSCĐ, khoản chi phí khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa phát sinh doanh thu được hạch toán như thế nào?
v        Theo quy định tại điểm 2.30 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
Chi về đầu tư  xây dựng cơ bản trong giai đoạnđầu tư để hình thành tài sản cố địnhkhông được hạch toán vào chi phí được trừ.
Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chiđầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
63. Các khoản thuế nào không được hạch toán vào chi phí?
v        Theo quy định tại điểm 2.31 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
2.31. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuếgiá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuốngvượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân.
Vídụ: năm 2012 tổng cống ty xây dựngX mua xe ô tô 5 chỗ ngồi phục vụ lãnh đạo, giá mua chưa có thuế GTGT là 3 tỷ đồng, thuế GTGT 10% là 300tr đồng
Đơn vị được khấu trừ thuế GTGT đầu vào 160tr, phần thuế GTGT ko đc khấu trừ là 140tr ko đc tính vào chi phí đc trừ mà DN tính vào nguyên giá TSCĐ.
- Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho ngườilao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thay nhà thầu nước ngoài (thuế nhà thầu) được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanhthu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế nhà thầu).
Vídụ: Công ty X vay tiền của NH nước ngoài tại Singapore; hợp đồng ghi: các khoản thuế phát sinh ở VN do côngty X trả.

Khi thanh toán trả lãi tiền vay, công ty X phải khấu trừ thuế TNDN là 5% trên số lãi phải trả cho NH nước ngoài. Trường hộ này khoản thuế TNDN 5% trên số lãi tiền vay được tính vaò chi phí.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

TIN TỨC

Dịch