-->

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Với đội ngũ kế toán chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho doanh nghiệp dịch vụ kế toán thuế tốt nhất với chi phí rẻ nhất.

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN VIẾT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Chúng tôi là những kế toán với nhiều năm kinh nghiệm chuyên nhận làm kế toán thuế trọn gói cho các doanh nghiệp. Ngoài ra chúng tôi có nhận dạy nghề và hướng dẫn các bạn sinh viên viết chuyên đề thực tập.

Thực hành kế toán trên chứng từ thực tế

Học viên được thực hành từ A-Z 03 bộ chứng từ 03 lĩnh vực khác nhau (l thương mại 01 bộ, sản xuất 01 bộ và dịch vụ 01 bộ).

TRA CỨU THÔNG TIN HÓA ĐƠN

Tổng cục Thuế đã xây dựng Website tra cứu hoá đơn tại địa chỉ http://www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn/log.do với nội dung cung cấp các thông tin về hóa đơn do cơ quan Thuế và người nộp thuế (NNT) phát hành.

KHÓA HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Chúng tôi sẽ giúp bạn trở thành kế toán chuyên nghiệp trong thời gian nhanh nhất!

Thời gian

Hôm nay:

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

QUI ĐỊNH TIỀN ĂN GIỮA CA CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG


Từ ngày 01/05/2012: MỨC TIỀN ĂN GIỮA CA TĂNG LÊN 680.000 ĐỒNG/THÁNG


Theo quy định mới đây tại Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì các công ty nhà nước và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước đang áp dụng chế độ như công ty nhà nước được thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng kể từ ngày 01/05/2012.
   Chế độ ăn giữa ca tại các công ty là khẩu phần ăn giữa ca làm việc, nó có tác dụng tích cực đến việc thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
     Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008  về việc hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước. Theo đó, nguyên tắc thực hiện chế độ ăn giữa ca là tiền ăn được tính theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm. Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền; những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca. Ngoài những nguyên tắc nêu trên, doanh nghiệp có thể quy định thêm các nguyên tắc khác, nếu xét thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
Định mức tiền ăn giữa ca tối đa theo quy định tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH là450.000 đ/tháng, sau đó được nâng lên các mức 550.000 đ/tháng (theo Thông tư số 10/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/04/2009); 620.000 đ/tháng (theo Thông tư số 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011) và nay là 680.000 đ/tháng.
Về chính sách thuế TNDN đối với khoản tiền ăn giữa ca thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản tiền ăn giữa ca chi bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động nếu thực tế có chi trả và khoản chi này có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Về chính sách thuế TNCN đối với khoản tiền ăn giữa ca thì trong trường hợp người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động sẽ không tính khoản tiền ăn giữa ca vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Ngược lại, trong trường hợp đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì chỉ không tính vào thu nhập chịu thuế  TNCN của người lao động nếu mức chi không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu trên. Trường hợp chi cao hơn mức quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Đối với các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước và các tổ chức khác thì mức chi tiền ăn giữa ca do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng mức tối đa cũng không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước nêu trên.

Kế toán 112 chúc các bạn kế toán tiền lương làm tốt.
- Nhận làm dịch vụ kế toán.
- Dạy nghề kế toán cho sinh viên.
Chi tiết liên hệ: 0915.078.296














Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

NÂNG CẤP ỨNG DỤNG HTKK PHIÊN BẢN 3.2.4

Nâng cấp ứng dụng HTKK 3.2.4, iHTKK 2.3.5 hỗ trợ NNT kê khai mẫu biểu hóa đơn theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC


TỔNG CỤC THUẾ THÔNG BÁO

Về việc Nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai tờ khai mã vạch (HTKK) phiên bản 3.2.4, ứng dụng khai thuế qua mạng (iHTKK) phiên bản 2.3.5 hỗ trợ Người nộp thuế kê khai mẫu biểu hóa đơn theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính.
          Để hỗ trợ Người nộp thuế (NNT) kê khai các mẫu biểu hóa đơn theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Tổng cục Thuế đã hoàn thành nâng cấp ứng dụng HTKK phiên bản 3.2.4 và ứng dụng iHTKK phiên bản 2.3.5 với nội dung cụ thể như sau:
1.     Hỗ trợ kê khai các mẫu biểu về hóa đơn:
-   Bổ sung loại hoá đơn để hỗ trợ Người nộp thuế (NNT) có thể kê khai thêm được Hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia (ký hiệu mẫu 01BHDTN/NNN theo thông tư 16/2012/TT-BTC) và hoá đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế (theo thông tư 58/2012/TT/BTC và thông tư 72/2014/TT-BTC sửa đổi thông tư 58) trong các mẫu biểu: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu số BC26/AC), Thông báo phát hành hóa đơn (mẫu số TB01/AC), Báo cáo về việc nhận in/cung cấp phần mềm tự in hóa đơn (mẫu số BC01/AC), Báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn (mẫu số BC21/AC), Thông báo kết quả hủy hóa đơn (mẫu số TB03/AC), Thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn (TB04/AC).
-   Hỗ trợ nhập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu số BC26/AC) theo tháng đối với NNT thuộc diện quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, chương IV, điều 27.
-   Hỗ trợ nhập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu số BC26/AC) theo số lượng (tổng số) hoá đơn đối với NNT thuộc diện quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, chương IV, điều 27.
-   Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu số BC26/AC) theo tháng/quý đều có thể nhập được từ ngày… đến ngày…, trong đó từ ngày có thể không phải là ngày đầu tháng áp dụng cho một số trường hợp đặc thù.
-   Bổ sung chức năng kê khai riêng cho bảng kê 3.10. Bảng kê chi tiết hóa đơn chưa sử dụng của tổ chức, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh khác địa bàn Cơ quan Thuế quản lý (tại CQT chuyển đến, NNT chỉ phải nộp bảng kê 3.10, không phải đính kèm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn)
2.     Hỗ trợ kê khai tờ khai 02/TNDN:
-   Bổ sung chức năng tải bảng kê 02-1/TNDN đính kèm tờ khai 02/TNDN
Người nộp thuế có thể tải ứng dụng Hỗ trợ kê khai phiên bản 3.2.4 Tại đây.
 hoặc thực hiện kê khai trực tuyến các tờ khai theo nội dung nâng cấp.
Tổng cục Thuế thông báo để người nộp thuế được biết và thực hiện!


Trung tâm KẾ TOÁN 112 nhận soát xét sổ sách kế toán, làm dịch vụ kế toán trọn gói cho mọi Doanh nghiệp.
- Nhận dạy kèm kế toán thực tế cho các bạn muốn học nghề.
Chi tiết liên hệ: 0915.078.296






Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý CỦA LUẬT THUẾ GTGT (sửa đổi) CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 1/1/2014

Ngày 19 tháng 6 năm 2013, Quốc Hội đã thông qua Luật số 31/2013 QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi, bổ sung lần này có một số nội dung sửa đổi, bổ sung đáng chú ý. Luật này có hiệu lực thi hành từ 01/012014; dưới đây là một số nội dung chính được sửa đổi, bổ sung theo từng nhóm vấn đề cụ thể như sau: 
Thứ nhất, về đối tượng không chịu thuế:
- Bổ sung làm rõ: các sản phẩm từ muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính có công thức hoá học là NaCl.
- Bổ sung vào đối tượng không chịu thuế:  
+ Bảo hiểm sức khỏe, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; bảo hiểm cho ngư dân, để phù hợp với Luật kinh doanh bảo hiểm và khuyến khích ngư dân bám biển.
+ Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, để góp phần thực hiện đề  án thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam - VAMC (Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ) nhằm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Các khoản nợ xấu được VAMC tập trung xử lý là nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai dưới các hình thức như cấp tín dụng, mua bán trái phiếu doanh nghiệp, công cụ nợ.
+ Phụ tùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (Luật hiện hành đã quy định máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc đối tượng không chịu thuế).
- Bỏ dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư ở quy định về đối tượng không chịu thuế mà chuyển sang đối tượng chịu thuế suất 10%, để xử lý vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thời gian qua (trong việc phân biệt giữa dịch vụ công cộng về vệ sinh thoát nước đường phố thuộc loại dịch vụ công ích theo đơn đặt hàng của Nhà nước với dịch vụ vệ sinh thoát nước, xử lý chất thải cho tổ chức, cá nhân khác; Có DN đã  đầu tư lớn cho việc xử lý chất thải, tái chế phế liệu mà sản phẩm đầu ra (phân vi sinh, sản phẩm tái chế từ nhựa, thuỷ tinh,...) chịu thuế GTGT nhưng không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào. Do đó cần thiết chuyển dịch vụ này vào diện chịu thuế để bảo đảm tính liên hoàn của thuế GTGT. Trường hợp cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo phương thức Nhà nước đặt hàng thì Nhà nước bố trí đủ kinh phí để DN nộp thuế.
- Chuyển đổi căn cứ để xác định hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT của hộ, cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp từ tiêu thức thu nhập so với mức tiền lương tối thiểu sang tiêu thức doanh thu. Cụ thể: quy định hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, để đảm bảo phù hợp bản chất của thuế GTGT là thu theo hàng hóa và dịch vụ, đồng thời đảm bảo sự ổn định hơn của chính sách so với quy định theo mức lương tối thiểu chung như hiện hành (mức lương tối thiếu thường được Nhà nước điều chỉnh hàng năm), và khắc phục sự phức tạp trong quá trình thực hiện do phải xác định thu nhập của các đối tượng này, tạo thuận lợi hơn cho cơ quan thuế và người nộp thuế trong việc thực thi pháp luật thuế GTGT. 
Thứ hai, về giá tính thuế GTGT: 
- Bổ sung quy định giá tính thuế đối với hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường là là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT (Luật hóa quy định đã được hướng dẫn tại NĐ 121/2011/NĐ-CP).
- Bỏ nội dung: “Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài;” vì quy định loại trừ này không còn phù hợp. 
Thứ ba, về thuế suất thuế GTGT:
- Bổ sung quy định nguyên tắc xác định hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ, để  đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế thì việc xác định hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được căn cứ vào nơi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, khắc phục các vướng mắc trong thực tiễn thực hiện vừa qua (căn cứ theo tiêu chí bên nước ngoài có hoặc không có cơ sở thường trú tại VN), tránh các trường hợp lách luật (cung cấp dịch vụ cho nước ngoài nhưng thực tế dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam) cũng như giải quyết được vướng mắc cho NNT (trong trường hợp dịch vụ được xuất khẩu và  được tiêu dùng ngoài Việt Nam nhưng không được xem là xuất khẩu theo quy định hiện hành vì phía nước ngoài này có cơ sở thường trú tại Việt Nam). 
- Bổ sung mức thuế suất 5% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.
Thứ tư, về ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT và phương pháp tính thuế:
a) Ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Bổ sung quy định về ngưỡng doanh thu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là: Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh và trừ trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ. 
Như vậy, từ ngày 01/01/2014 hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp - không thuộc đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ, kể cả trường hợp có doanh thu hàng năm trên 1 tỷ.
Đây là nội dung sửa đổi có tính chất căn bản của Luật thuế GTGT lần này làm cho Luật thuế GTGT của Việt Nam theo đúng chuẩn mực của thông lệ quốc tế. 
b) Về phương pháp tính trực tiếp:
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: áp dụng duy nhất đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
- Cách xác định: Số thuế phải nộp bằng (=) Giá trị gia tăng nhân (x) Thuế suất thuế giá trị gia tăng. 
Phương pháp tính theo tỷ lệ % nhân với doanh thu 
- Đối tượng áp dụng: 
+ DN, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
+ Hộ, cá nhân kinh doanh;
+ Nhà thầu nước ngoài chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ nhà thầu dầu khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
+ Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp tự nguyện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Cách xác định: Số thuế phải nộp bằng (=) Tỷ lệ % nhân (x) Doanh thu. 
Tỷ lệ thu được phân biệt theo 4 loại ngành nghề:
+ Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; 
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; 
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”
Với việc áp dụng quy định về ngưỡng, đối với người nộp thuế có doanh thu hàng năm hoặc trong 12 tháng liên tục trên ngưỡng doanh thu tính thuế sẽ khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng nộp thuế GTGT theo mức tỷ lệ trên doanh số. Thực hiện quy định này sẽ giúp phân loại NNT, tạo điều kiện cho NNT nhỏ (bao gồm DN nhỏ, siêu nhỏ, đơn vị sự nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh), đồng thời đảm bảo tính rõ ràng, đơn giản và làm giảm chi phí quản lý của CQT và chi phí tuân thủ của NNT. (Quy định hiện hành áp dụng tỷ lệ GTGT và tỷ lệ TNCN, với 6 nhóm ngành tỷ lệ theo 5 khu vực và mỗi tỉnh có biểu tỷ lệ áp dụng riêng, tổng cộng trên cả nước có hơn 600 tỷ lệ thuế khác nhau). 
Thứ năm, về khấu trừ thuế GTGT:
- Bỏ khống chế thời hạn (6 tháng) kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn điều chỉnh bổ sung trong trường hợp có sai sót, miễn là trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế để phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế. Luật sửa đổi quy định như trên nhằm phù hợp và tương thích với quy định pháp luật về quản lý thuế đồng thời sẽ đảm bảo quyền lợi và tạo thuận lợi cho DN. 
- Bỏ quy định thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ để bảo đảm nhất quán với nguyên tắc chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và tránh các trường hợp lợi dụng, góp phần xử lý các vướng mắc trong hoàn thuế GTGT hiện nay.
Thứ sáu, về hoàn thuế GTGT:
- Bổ sung trường hợp hoàn thuế theo quý  để phù hợp với sửa đổi về kỳ kê khai thuế theo quý tại Luật quản lý thuế, theo đó trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng khai theo quý nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
- Sửa đổi phương thức từ hoàn thuế trong 03 tháng liên tục có số thuế âm sang khấu trừ vào các kỳ tiếp theo đến sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên nếu còn số thuế âm mới hoàn. Việc sửa đổi quy định này sẽ có tác dụng khắc phục bất cập hiện nay, giảm khó khăn cho quỹ hoàn thuế, góp phần chống lợi dụng, gian lận trong hoàn thuế  đồng thời có tác dụng thúc đẩy DN sản xuất trong nước đẩy nhanh việc đưa dự án vào hoạt động và thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, trong khi đó các DN xuất khẩu vẫn được hoàn thuế như hiện nay. 
- Sửa mức thuế tối thiểu được hoàn đối với đầu tư và xuất khẩu đang quy định là 200 triệu đồng thành 300 triệu đồng. Việc sửa đổi quy định này sẽ góp phần bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và điều kiện, khả năng quản lý hiện nay, giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế, giảm khối lượng hồ sơ hoàn thuế. 
- Bổ sung quy định việc hoàn thuế  đối với hàng hoá mang theo khi xuất cảnh của người mang hộ chiếu nước ngoài.
- Luật hoá 2 trường hợp về hoàn thuế GTGT  đã được quy định tại Nghị định, cụ thể hoàn thuế GTGT đối với: (i) Các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo: (ii) Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
Thứ bảy, về giải pháp giảm thuế GTGT và hiệu lực thi hành: 
- Thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
- Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2014. Quy định về áp dụng thuế suất 5% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở thực hiện từ 1/7/2013.

BẠN NÀO CÓ NHU CẦU HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN TRÊN CHỨNG TỪ THỰC TẾ THAM KHẢO TẠI KHÓA HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

NHỮNG LƯU Ý VỀ THUẾ NĂM 2014

Năm 2014 có rất nhiều các qui định mới về pháp luật liên quan đến hoạt động kế toán, thuế của doanh nghiệp. Sau đây là một số lưu ý về pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp trong năm 2014:

I. Quy định mới về kê khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi một số Điều của Luật thuế GTGT, Thông tư số 219/2013/ TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định 209/2013 của Chính phủ. Một số lưu ý đặc biệt:
Bỏ quy định thời hạn kê khai thuế GTGT đầu vào trong vòng 6 tháng. DN được kê khai trước khi có thông báo thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế từ 01/01/2014.
Ngoài ra, nhiều nội dung thay đổi cơ bản khác như: Chuyển một số dịch vụ đang từ không chịu thuế sang thuế suất 10%, việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế có quy định ngưỡng doanh thu; riêng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được thay đổi tính trên tỷ lệ GTGT bằng tỷ lệ % trên doanh thu, thay đổi về thời gian hoàn thuế từ 3 tháng lên 12 tháng đồng thời thay đổi mức tiền thuế GTGT được hoàn theo tháng đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, dự án đầu tư mới…quy định mới về khấu từ thuế đầu vào đối với tài sản cố định …
II. Quy định mới về quản lý thuế: (Công văn 8355/BTC-TCT, Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi Nghị định 92/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số Điều có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi Luật thuế thu nhập DN và Luật sửa đổi Luật thuế GTGTMột số lưu ý đặc biệt:

1. Mua hàng hóa dịch vụ từ 20 tr trở lên không thanh toán qua ngân hàng ko được tính vào chi phí tính thuế, kể cả hóa đơn trực tiếp từ 01/01/2014.
2. DN mới mở tài khoản ngân hàng phải thông báo cho Cơ quan thuế theo mẫu 08-MST trong vòng 10 ngày từ 01/01/2014.
3. Khai thuế GTGT theo tháng : Áp dụng cho các DN có doanh thu năm 2012 trên 20 tỷ hoặc các DN thành lập hoạt động chưa đủ 12 tháng trong năm 2012 hoặc DN mới thành lập trong năm 2013.
4. Khai thuế GTGT theo quý :
- Các DN hoạt động đủ 12 tháng ( thành lập từ tháng 01/2012 trở về trước ) có doanh thu năm 2012 dưới 20 tỷ.
- Các DN chưa đủ 12 tháng thì hoạt động đủ 12 tháng, sau đó năm dương lịch kế tiếp sẽ khai thuế GTGT theo quý nếu doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ.
III. Quy định mới về Hóa đơn: Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Một số lưu ý đặc biệt:

1. Được phép sử dụng tiếng Việt không dấu trên hóa đơn
2. DN cung ứng phần mềm tự in hóa đơn phải có đăng ký ngành lập trình hoặc xuất bản phần mềm
3. Gạch chéo phần còn trống trên hóa đơn in từ máy tính: Không buộc phải cùng màu mực
4. Quy định rõ trách nhiệm khi mất hóa đơn trong quá trình giao nhận
5. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được quy định như sau:
- Báo cáo hóa đơn quý I: chậm nhất là ngày 30/4
- Báo cáo hóa đơn quý II: chậm nhất là ngày 30/7
- Báo cáo hóa đơn quý III: chậm nhất là ngày 30/10
- Báo cáo hóa đơn quý IV: chậm nhất là ngày 30/1 năm sau
IV. Qui định mới về tài sản cố định: Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Một số lưu ý đặc biệt chung:

1. Tài sản phải có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên
2. Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao 01 lần
3. Đối với các TSCĐ đang trích khấu hao theo Thông tư 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá TSCĐ theo Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản đó được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa 3 năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
V. Qui định mới về Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN do Chính phủ ban hành và Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế TNCN và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Một số lưu ý đặc biệt chung:
1. Về khai thuế: TNCN
- Khai thuế TNCN theo quý nếu thuế GTGT khai theo quý hoặc thuế TNCN phải nộp tháng 07/2013 dưới 50triệu
- Khai thuế TNCN theo tháng nếu thuế TNCN phải nộp tháng 07/2013 trên 50triệu
2. Về giảm trừ gia cảnh: Giảm trừ bản thân 9.000.000đ, người phù thuộc 3.600.000đ
3. Về khấu trừ thuế đối với cá nhân không có hợp đồng hoặc hợp đồng dưới 3 tháng
- Có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
- Nếu làm cam kết theo mẫu 23 (chờ mẫu của thông tư thay thế Thông tư 28/2011/TT-BTC thì tạm thời không khấu trừ.
- Cá nhân làm cam kết 23 phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
VI. Qui định mới về Thuế thu nhập DN (TNDN): Luật số 32/2013/ QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN, Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN, Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 92/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế TNDN và Luật Thuế GTGT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Một số lưu ý đặc biệt:
Áp dụng thuế suất thuế thu nhập DN 20% đối với DN, kể cả hợp tác xã có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.
Doanh thu làm căn cứ xác định DN thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT của năm trước liền kề
Áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% đối với phần thu nhập của DN từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

TIN TỨC

Dịch